HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Liên kết website

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:4.328.809
Hôm qua:1.417
Hôm nay:440

Nghiên cứu khoa học & Hợp tác quốc tế

Khảo sát thực trạng việc làm của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng tốt nghiệp năm 2023

16:39 | 28/08/2024 247

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HẢI PHÒNG TỐT NGHIỆP NĂM 2023

Đinh Thị Hồng Như1, Lê Thị Ngọc1, Trần Thu Nga1, Trần Thị Bích Hồng1 Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng

TÓM TẮT

Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề cấp bách không chỉ đối với bản thân sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Thấy được tầm quan trọng của việc làm đối với sinh viên sau khi ra trường, chúng tôi đã tiến hành đề tài với Mục tiêu: Mô tả thực trạng việc làm của cựu sinh viên trường Cao đằng Y tế Hải Phòng tốt nghiệp năm 2023. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình việc làm của cựu sinh viên, từ đó đề xuất biện pháp tham khảo nhằm giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Đối tượng và phương pháp: Sinh viên đã tốt nghiệp các ngành học trình độ cao đẳng (Dược, Điều dưỡng, Hộ sinh) năm 2023 Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng đồng ý tham gia phỏng vấn. Kết quả: Có 88.66% sinh viên tìm được việc làm trong đó có 97.09% sinh viên tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Kết luận: Sau khi ra trường, 88,66% sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng kiếm được việc làm với mức thu nhập ổn định, tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp làm việc trái ngành thấp hơn so với trung bình trong cả nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng việc làm này là do nhu cầu tuyển dụng của ngành Y tế; Tình hình kinh tế xã hội; Các chính sách hỗ trợ phát triển ngành y tế và tuyển dụng nhân lực y tế, Quy định và yêu cầu về chứng chỉ hành nghề.

Từ khóa: Thực trạng; Sinh viên; Việc làm; Cao đẳng Y tế Hải Phòng.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Việc làm là một trong những vấn đề cấp bách và quan trọng đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, đối với sinh viên ngành Y tế, vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn khi họ phải đối mặt với áp lực từ việc tìm và trình độ cạnh tranh cao trên thị trường động lao động. Từ đó Việc khảo sát thực trạng việc làm của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành sau tốt nghiệp không chỉ giúp đánh giá hiệu quả đào tạo của nhà trường mà còn cung cấp thông tin quan trọng cho các cơ quan quản lý giáo dục và người học trong nghiệp vụ định hướng nghề nghiệp.

 

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

2.1 Đối tượng nghiên cứu

 

* Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Sinh viên đã tốt nghiệp các ngành học trình độ cao đẳng (Dược, Điều dưỡng, Hộ sinh) năm 2023 Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng.

- Đồng ý tham gia phỏng vấn.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Những sinh viên không hợp tác, không đồng ý tham gia phỏng vấn, không liên lạc được.

2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu

   Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng, từ tháng 6/2023 đến tháng 3/2024.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu

            194 Sinh viên (Dược 74 sinh viên, Điều dưỡng 114 sinh viên, Hộ Sinh 6 sinh viên)

2.5. Xử lý và phân tích số liệu

    Số liệu khảo sát được thống kê và tổng hợp trên phần mềm Excel.

2.6. Phương pháp thu thập thông tin

       Thu thập số liệu bằng Bảng hỏi trực tuyến trên ứng dụng Googledocs của Google, liên lạc trực tiếp qua điện thoại, qua Zalo, facebook cá nhân.

2.8. Đạo đức nghiên cứu

            Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng NCKH/SKCT trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng

 

 

 

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

            3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố theo ngành học, giới tính, xếp loại học tập

 

 

        Dược

 

Điều dưỡng

 

    Hộ sinh

 

Tổng

 

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

 

Theo ngành học

74

38.14

114

58.76

6

3.1

194

Theo giới tính

 

 

 

 

 

 

 

Sinh viên Nam

13

17.57

24

21.05

0

0

37

Sinh viên Nữ

61

82.43

90

78.95

6

100

157

Xếp loại học tập

 

 

 

 

 

 

 

Xuất sắc

 

 

 

 

 

 

2

Giỏi

 

 

 

 

 

 

21

Khá

 

 

 

 

 

 

143

Trung bình

 

 

 

 

 

 

28

 

Nhận xét: Sinh viên ngành Điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất tới 58.76%, Dược chiếm tỉ lên 38.14%; và thấp nhất là ngành Hộ sinh chỉ chiếm 3.1%. Số lượng sinh viên nữ gấp hơn 4 lần sinh viên nam, từ đó thấy được sự chênh lệch lớn về giới tính của sinh viên tại trường. Tỷ lệ học lực khá cao nhất chiếm 73,71%, tiếp theo đó là xếp loại trung bình chiếm 14,44%, xếp loại giỏi chiếm 10,82% và chiếm tỷ lệ ít nhất là xếp loại xuất sắc 1,03%.

 

3.2. Thống kê theo dữ liệu khảo sát

3.2.1. Tình hình việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên

 

Đa số sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng đều có việc làm sau tốt nghiệp. Có đến 172 sinh viên sau khi tốt nghiệp đã tìm kiếm được việc làm; 22 sinh viên chưa tìm được việc làm do đang học tiếp, chưa tìm được việc, lý do gia đình. Dưới đây là bảng tỷ lệ sinh viên các ngành có việc làm sau tốt nghiệp năm 2023 của từng ngành là:

 

Bảng 3.2. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp năm 2023

     Việc làm

Ngành

Không

n

%

n

%

Dược

64

32.99

10

5.15

Điều dưỡng

104

53.61

10

5.15

Hộ sinh

4

2.06

2

1.04

Tổng

172

88.66

22

11.34

Nhận xét: Ngành hộ sinh có 4 người (2,06%) đã có việc làm; ngành dược có 64 người (32,99%) có việc làm; ngành điều dưỡng có 104 người (53,61%) hiện đã có hiện đã có việc làm. Qua những số liệu trên ta thấy được đa số đều đã có việc làm tỷ lệ thuận với số lượng sinh viên mỗi ngành.

            Bảng 3.3. Thời gian tìm việc và nguồn thông tin tìm việc của cựu sinh viên

 

Số lượng sinh viên

Tỷ lệ (%)

Thời gian tìm được việc

 

 

3 tháng

82

47.67

3-6 tháng

90

52.33

Nguồn thông tin tìm việc làm

 

 

Do nhà trường giới thiệu

12

6.19

Người thân, bạn bè giới thiệu

69

35.57

Tự tạo việc làm

49

25.26

Nguồn thông tin trên Internet

54

27.84

Khác

10

5.14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét: Trong số 88.66% sinh viên có việc làm thì có tới 52.33% sinh viên tìm được việc làm trong 3-6 tháng ra trường; 47.67% sinh viên tìm được việc làm trong 3 tháng sau khi ra trường. Đa số nguồn tìm việc của các bạn thông qua người thân bạn bè giới thiệu (chiếm 35.57%); bên cạnh đó, nhà trường cũng giúp cho 12 sinh viên tìm được việc làm ổn định.

 

3.2.2.  Một số đặc điểm về công việc hiện tại của sinh viên

            Bảng 3.4. Mức độ hài lòng về công việc của sinh viên và đánh giá của cấp trên về năng lực làm việc của sinh viên

 

Số lượng  (Sinh viên)

Tỷ lệ (%)

Mức độ hài lòng của sinh viên

 

 

Rất hài lòng

8

4.65

Tương đối hài lòng

104

60.47

Hài lòng

58

33.72

Không hài lòng

2

1.16

Đánh giá của cấp trên về năng lực

 

 

Rất tốt

 

12

Tốt

 

72

Bình thường

 

16

 

Nhận xét: Đa số sinh viên đều hài lòng với công việc của mình (170 sinh viên chiếm tỉ lệ 98.84%). Chỉ có số ít cựu sinh viên (2 người – 1.16%) không hài lòng với công việc hiện tại, nên các bạn làm việc với thái độ vui vẻ, hiệu quả công việc tăng cao. Vì thế sau thời gian thử việc, khảo sát từ cựu sinh viên ta thấy phần lớn năng lực làm việc của các cựu sinh viên được đánh giá tốt (72%), có khoảng 12% được đánh giá là rất tốt và 16% đánh giá năng lực ở mức bình thường.

 

 

 

3.2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xin việc

Hình 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xin việc

 

Nhận xét: 172 cựu sinh viên đã đi làm cho thấy rằng các yếu tố: kết quả học tập, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kinh nghiệm công việc, mối quan hệ và trình độ ngoại ngữ ít nhiều đều ảnh hưởng đến quá trình xin việc. Trong đó yếu tố kinh nghiệm công việc và kỹ năng mềm là chiếm số lượng cao nhất (118 sinh viên)

 

3.2.3.2. Các yếu tố sinh viên nên trang bị trong quá trình học tập ở trường

Bảng 3.5. Các yếu tố sinh viên nên trang bị

Các yếu tố

Số lượng (sinh viên)

Tỷ lệ (%)

Xác định mục tiêu nghề nghiệp

86

50

Trình độ ngoại ngữ

8

4.65

Học hỏi phát triển kỹ năng mềm

11

6.4

Kỹ năng cứng

12

6.98

Tin học, văn phòng

4

2.32

Trình độ tay nghề

51

29.65

Tổng

172

100

 

Nhận xét: Đi đôi với các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xin việc là các yếu tố mà sinh viên nên trang bị khi còn ngồi trên ghế nhà trường; xác định mục tiêu nghề nghiệp (50%), trình độ tay nghề (29,65%) được đánh giá trên mức quan trọng; còn trình độ ngoại ngữ (4,65%), học hỏi phát triển kỹ năng mềm (6,4%), kỹ năng cứng (6,98%) và kỹ năng tin học văn phòng (2,32%) thì được đánh giá ở mức trung bình.

 

 

 

 

IV. KẾT LUẬN        

1. Thực trạng việc làm của cựu sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng tốt nghiệp năm 2023:

Sau khi ra trường, 88,66% sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng kiếm được việc làm với mức thu nhập ổn định, tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp làm việc trái ngành thấp hơn so với trung bình trong cả nước.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình việc làm của cựu sinh viên. Từ đó đưa ra một số biện pháp tham khảo nhằm giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm:

Đối với ngành Y ảnh hưởng từ nhu cầu tuyển dụng trong ngành y tế, ảnh hưởng từ tình hình kinh tế chung đến việc tuyển dụng và nhu cầu việc làm; Các chính sách hỗ trợ phát triển ngành y tế và tuyển dụng nhân lực y tế, Quy định và yêu cầu về chứng chỉ hành nghề. Vì vậy chúng tôi đưa ra nhiều biện pháp để các cựu sinh viên có thể tham khảo: sinh viên phải không ngừng học hỏi các kỹ năng mềm; Nhà trường cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở y tế, bệnh viện và doanh nghiệp trong ngành, tổ chức các sự kiện tuyển dụng, ngày hội việc làm, hội thảo nghề nghiệp; Cung cấp thông tin về thị trường lao động, cơ hội việc làm, và các kỹ năng cần thiết; mở rộng hợp tác quốc tế và các trường có cùng chuyên môn ở nước ngoài, …. 

 

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Đỗ Hồng Thắng (06/07/2021), “Thực trạng và một số giải pháp việc làm cho sinh viên trường đại học công đoàn sau khi tốt nghiệp, tạp chí công thương điện tử”, Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công thương.

2. Bộ Lao Động, Thương binh và Xã Hội, Tổng cục thống kê, “Báo cáo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc giai đoạn 2009 – 2012”, Hà Nội, 2012.

3. Dương Liễu (06/05/2022), “Việt Nam cần thêm 320.000 nhân viên y tế ngành điều dưỡng”, Tuổi trẻ oline, Sức khỏe.

4. Hoàng Thị Bích (09/07/2022), “Ngành y đang thiếu hụt trầm trọng nguồn dược sĩ chất lượng cao”, Người đưa tin.

5. Cục thống kê thành phố Hải Phòng.

6. Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng (2022), “Báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp năm 2022”.

 

 

Các bản tin trước:

Các tin mới

Các tin đọc nhiều